38 LÁ THƯ ROCKEFELLER GỮI CHO CON TRAI

0
1034
5
(1)

38 Lá Thư Rockefeller gữi cho con trai

Lá thư 1
ĐIỂM XUẤT PHÁT KHÔNG QUYẾT ĐỊNH ĐIỂM KẾT THÚC

  • Tôi phấn đấu, tôi thành công
  • Thành công là phần thưởng, là món quà đền đáp cho sự kiên trì bền bỉ và tích cực phấn đấu
  • Người thực sự hạnh phúc là người có thể tận hưởng những gì mình tạo ra
  • Người được hưởng đặc quyền nhưng bất tài chỉ là đồ bỏ đi, người có học thức nhưng không tạo được sức ảnh hưởng cũng chỉ là đống rác vô giá trị. Hãy tìm lối đi riêng cho bản thân mình
    Xuất phát điểm của cuộc đời mỗi người hoàn toàn khác nhau nhưng điều này không có nghĩa là kết quả cuối cùng của cuộc đời chúng ta sẽ bị định đoạt bởi xuất thân. Trên đời này không có ai giàu có hay nghèo khó muôn đời, cũng không có chuyện mãi mãi thành công hay thất bại, mà chỉ tồn tại chân lý ” Tôi phấn đấu, tôi thành công”. Rockefeller tin chắc rằng, vận mệnh của chúng ta được quyết định bởi chính hành động của chúng ta, chứ không phải hoàn toàn bởi xuất thân.

Lá thư thứ hai
NẾU MUỐN MAY MẮN THÌ CẦN CÓ SỰ CHUẨN BỊ
May mắn là của cải còn sót lại của sự trù tính, muốn kéo dài vận của mình, chúng ta cần phải có một kế hoạch hay, trước tiên phải xác định được mục tiêu của bản thân
Ví dụ: bản thân mình muốn làm gì? Muốn trở thành ai? Muốn sở hữu cái gì? …
Kế tiếp là xác định được bản thân sở hữu những nguồn lực nào, chẳng hạn như địa vị, tiền bạc, mối quan hệ, khả năng …

Giống như không thể sống thiếu tiền, con người ta cũng không thể sống thiếu may mắn.
Thay vì ngồi chờ may mắn trời ban, chúng ta nên kiến tạo vận may cho chính mình thông qua việc trù tính và lên kế hoạch chi tiết cẩn thận, điều chỉnh mục tiêu phù hợp nguồn lực và bắt tay vào hành động từng bước từng bước.

LÁ THƯ THỨ BA

Có một người đàn ông nọ sau khi chết thì phát hiện mình đã tới một nơi tuyệt vời và có thể tận hưởng mọi thứ. Vừa đặt chân đến vùng đất hoan lạc đó, một người trông có vẻ giống nhân viên phục vụ đã bước tới hỏi anh ta: “Thưa ngài, ngài có cần gì không? Ở đây, ngài có thể sở hữu mọi thứ mình ao ước: cao lương mỹ vị, thú vui tiêu khiển, mỹ nữ trẻ trung. Tất thảy đều tùy ngài mặc sức hưởng thụ.”

Nghe xong, người đàn ông thấy hơi kinh ngạc, nhưng cũng rất đỗi sung sướng, trong lòng thầm vui mừng: Đây chẳng phải ước mơ của mình khi còn sống sao! Thế là anh ta suốt ngày thưởng thức cao lương mỹ vị, đồng thời đắm mình trong mỹ sắc. Tuy nhiên, một ngày nọ anh ta bổng cảm thấy chẳng còn hứng thú với những thứ này nữa, bèn nói với người phục vụ: ” Tôi chán những thứ này rồi, tôi cần làm việc gì đó. Anh có thể tìm cho tôi một công việc không?”
Nào ngờ, câu trả lời mà anh ta nhận được lại là một cái lắc đầu: “Tôi xin lỗi, thưa ngài, đây là điều duy nhất chúng tôi không thể thực hiện cho ngài. Ở đây không có công việc nào để ngài làm cả.”
Người đàn ông vô cùng ủ rũ, giận dữ vung tay và nói: “Vậy thì gay thật! Thế thì tôi thà ở địa ngục còn hơn!”
“Thế ngài nghĩ ngài đang ở đâu?” Người phục vụ nhẹ nhàng đáp

Người ta nói rằng: “Bước ra khỏi bi kịch, là hỉ kịch. Chìm đắm trong hỉ kịch, là bi kịch!”

Một câu chuyện khác:
Cùng là thợ đá, cùng tạc tượng đá, nếu con hỏi họ “Anh làm gì ở đây”, một trong số họ sẽ trả lời: “Cậu thấy đấy, tôi đang đẽo đá, đẽo xong khối đá này tôi có thể về nhà”. Kiểu người như vậy luôn coi công việc là sự trừng phạt, và từ mà họ thường xuyên thốt ra đó chính là “mệt”.
Trong khi đó, một người khác sẽ trả lời: “Cậu không thấy à? Tôi đang tạc tượng. Công việc này tuy vất vã nhưng được trả lương cao. Dù sao ở nhà tôi vẫn còn có vợ và bốn đứa con đang cần cơm ăn áo mặc. “Kiểu người này luôn coi công việc là một loại trách nhiệm, câu mà họ thường xuyên thốt ra là “chăm lo gia đình”.
Người thứ ba có thể sẽ đặt chiếc búa xuống, chỉ vào bức tượng đá một cách tự hào và nói: “Cậu thấy đấy, tôi đang tạo ra một tác phẩm nghệ thuật. “Kiểu người này luôn coi công việc như một niềm vinh dự và niềm hạnh phúc, câu mà họ thường thốt ra là “Công việc này rất có ý nghĩa”.

Nếu chúng ta xem công việc là niềm vui, cuộc đời sẽ trở thành thiên đường; ngược lại, nếu chúng ta xem công việc là nghĩa vụ, cuộc đời sẽ giống như địa ngục. Hãy xem xét kỹ thái độ làm việc của bản thân, đó là thứ sẽ giúp chúng ta cảm nhận được niềm hoan lạc.

Lá thư thứ tư

HÀNH ĐỘNG – HÀNH ĐỘNG – HÀNH ĐỘNG
Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt, phải HÀNH ĐỘNG KHÔN NGOAN, để thành công, phải CHỦ ĐỘNG
Muốn nuôi dưỡng thói quen hành động, quan trọng nhất là phải có tinh thần tích cực chủ động, bỏ thói rề rà, phải quyết tâm thành người chủ động, có dũng khí hành động, đừng đợi mọi thứ sẵn sàng rồi mới bắt tay vào làm, bởi trên đời này không có gì là tuyệt đối hoàn hảo. Nuôi dưỡng thói quen hành động không đòi hỏi tài trí hay kỹ năng đặc biệt, mà chỉ cần nỗ lực bồi đắp để những thói quen tốt nảy nở và đơm hoa kết trái. Cuộc sống là một chiến trường vĩ đại, để dành chiến thắng, chúng ta cần phải hành động, hành động hơn, hành động mãi.! Có như vậy, sự an toàn của chúng ta mới được đảm bảo.

Chấm điểm cho bài biết

Số điểm 5 / 5. Lượt chấm 1